Cây Xạ Can là gì? Tác dụng bất ngờ

Xạ can có tên khoa học là Belamcanda sinensis (L.) DC, Họ La dơn – Iridaceae hay người dân gọi xạ can là cây Rẻ quạt.

xạ can
Đặc điểm thực vật, phân bố của Xạ can: Xạ can là loại cỏ sống dai, thân rễ, mọc bò, thân có lá mọc thẳng đứng, hình mác, hơi có bẹ, dài 20 – 40cm, rộng 15 – 20mm. Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam hoặc trồng làm cảnh.
Cách trồng Xạ can: Xa can được trồng quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân. Trồng bằng mầm tách (nhánh con) từ cây mẹ.
Thành phần hóa học: Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong cây xạ can có chứa các thành phần hóa học đó là glucozit belamcandin, glucozit iridin…
Bộ phận dùng, chế biến của Xạ can: Toàn cây. Thân rễ và rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, ngâm nước gạo 1 – 2 ngày cho mềm, thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
Công dụng và chủ trị của Xạ can: Xạ can có vị đắng, có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng để chữa viêm cổ họng, đau cổ, amidan có mủ.
Liều dùng Xạ can: Ngày dùng 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc. Dùng tươi: Rửa sạch, giã với ít muối để ngậm 1- 2 miếng nhỏ/ngày. Dùng khô: Tán bột uống với nước.
Chú ý: Người bị ỉa chảy không  dùng, nếu ngậm nhiều gây phổng rộp, đau rát họng.

Tác dụng của cây xạ can
Dựa vào các nghiên cứu cho thấy những thành phần các chất co trong cây xạ cạn có rất nhiêu tác dụng, trong đó có thể kể đến:

  • Tác dụng giải nhiệt thanh độc
  • Kháng khuẩn, chống các loại nấm cũng như virut gây hại
  • Điều hòa các nội tiết tố có trong cơ thể
  • Tiêu đờm giúp hệ hô hấp được thông thoáng
  • Điều trị bệnh sưng đầu vú, tắc sữa ở chị em phụ nữ
  • Có hiện tượng táo bón, đái dắt
  • Bụng trướng, ăn không tiêu, viêm loét dạ dày, luôn luôn có cảm giác căng tức ở vùng bụng
  • Ngoài những tác dụng rất lớn trong việc chữa và điều trị bệnh thì cây xạ can thường được nhiều người lựa chon trồng để làm cảnh hoặc lấy hoa, lá để trang trí rất là đẹp và mang tính thẩm mỹ cao

Đăng bình luận

Mới hơn Cũ hơn