Cây thuốc dạ cẩm và các tác dụng dược lý của cây

Dạ cẩm vị thuốc quý hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Nào ta hãy cùng nhau tìm hiểu công dụng và cách dùng vị thuốc nam này nhé.


Cây dạ cẩm một vị thuốc mọc hoang rất nhiều ở các vùng đồi núi đặc biệt là vùng núi phía Bắc nước ta. Những năm 60 dạ cẩm được sử dụng nhiều để làm thuốc cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Chắc hẳn bạn không biết, từ những năm 1970 do có hiệu quả tốt trong điều trị viêm dạ dày mà cây dạ cẩm đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục các loại thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày.
Trong các tài liệu về y dược học cây dạ cẩm được đánh giá rất cao về tác dụng dược lý, nhất là tác dụng điều trị viêm dạ dày.
Ấy vậy mà lâu nay, dường như có rất ít bệnh nhân biết đến và sử dụng cây thuốc quý này, có lúc dường như nó đã bị lãng quên. Với mục đích phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh bằng các cây thuốc, bài thuốc dân gian. Bài viết này chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả “Cây dạ cẩm vị thuốc điều trị bệnh dạ dày

Tên khác

Cây dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm (Nhân dân một số vùng dùng dạ cẩm để điều trị bệnh lở loét ở mồm rất hiệu quả)

Tên khoa học

Oldenlandia capitellata Kuntze. Cây thuộc họ cà phê

Mô tả cây thuốc

Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng (Xem ảnh để thấy rõ hơn)

Khu vực phân bố

Cây phân bố và mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta (Nhiều nhất ở Lạng Sơn). Là một cây thuốc quý, song nguồn dược liệu chủ yếu được thu hái tự nhiên. Hiện nay chưa có nơi nào tiến hành trồng và nhân giống cây thuốc này.

Bộ phận dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân.

Cách chế biến và thu hái

Cây được thu hái quanh năm và được phơi khô hoặc nấu thành dạng cao để tiện sử dụng.

Thành phần hóa học

Trong cây dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin (Theo hội đông dược tỉnh Lạng Sơn)
Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.

Tính vị

Dạ cẩm có vị ngọt nhẹ, tính bình, nước sắc dạ cẩm có màu tím.
* Công dụng của cây dạ cẩm là gì ?
Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Từ lâu người dân ở Lạng Sơn đã biết sử dụng cây dạ cẩm làm thuốc (Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào danh mục thuốc điều trị của bệnh viện), sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những tác dụng quý của dạ cẩm với sức khỏe

Đăng bình luận

Mới hơn Cũ hơn