Chữa bệnh của cây mã đề (xa tiền thảo)

Cây mã đề là loài cây phổ biến ở hầu hết các vùng trong nước ta. Cây mã đề có tác dụng chữa các bệnh về gan, thận rất tốt. 


1. Nhận biết cây mã đề

Mã đề, còn gọi là xa tiền thảo (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae). Hai chữ mã đề là ám chỉ “móng chân của con ngựa”. Người xưa muốn ghi một dấu ấn đậm nét cho một cây thuốc thường mọc ngay ven đường đi mà con ngựa đã đạp dưới móng chân của nó. Điều đó cũng rất phù hợp với một cách gọi tên khác của chính cây thuốc này là xa tiền thảo, là cây được mọc trước bánh xe. Ý nói xa tiền mọc ngay ven đường đi, ngay trước bánh xe có thể qua lại.

Mã đề phổ biến ở hầu hết các vùng miền trong nước ta. Mã đề cho nhiều vị thuốc hay: Bông mã đề là cụm hoa, hạt mã đề (xa tiền tử). Có thể dùng tươi hoặc khô.

2. Các thành phần dược lý và tác dụng của cây mã đề 

Lá mã đề chứa các thành phần iridoid (catalpol, aucubosid), a xít phenolic…, nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, baicalin…, chất nhầy. Hạt chứa chất nhầy, dầu béo và các chất đường.

Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ… Cả lá và hạt mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật…

Theo YHCT , mã đề có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu. Dùng trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, mật, viêm loét dạ dày, tá tràng. Liều lượng, ngày 10-16g, dạng nước sắc.

3. Một số chứng bệnh thường dùng mã đề:

– Trị sỏi tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu: mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g, kim tiền thảo 40g, trạch tả uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang trước bữa ăn.

– Trị viêm gan cấp tính: mã đề, hạ khô thảo, mỗi vị 20g, nhân trần 40g, đại phúc bì 16g, đẳng sâm 12g, sắc uống ngày một thang.

– Trị viêm gan mạn tính: mã đề, phục linh, trạch tả, bạch truật, mỗi vị 12g, nhân trần 20g, đẳng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g, trư linh 8g. Sắc uống, ngày một thang.

– Trị viêm cầu thận cấp tính, mã đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g, mộc thông 8g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

GS.TS Phạm Xuân Sinh

Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội

(Theo Nội khoa Việt Nam

Đăng bình luận

Mới hơn Cũ hơn