Cây quế và tác dụng điều trị bệnh tuyệt vời

 Quế là dược liệu được sử dụng đời sống hàng ngày như một gia vị. Thế nhưng, ít ai biết rằng nó vị thuốc đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy tác dụng của quế là gì? Những bài thuốc hay từ cây quế?... Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.


I. Mô tả về cây quế

Tên gốc: Quế, Quế đơn, quế bì, nhục quế,…

Tên khoa học: Cinnamomum.

Họ: Long não (Lauraceae).

Tên tiếng Anh: Cinnamon.

1. Đặc điểm của cây quế

Cây quế là cây thuốc quý, thân gỗ, cao 10 - 20m, vỏ thân nhẵn, phân nhiều cành. Cành màu nâu, nhẵn và không có lông. Lá mọc so le, hình bầu dục, phiến lá dày và cứng. Mặt trên lá màu xanh sẫm, bóng, mặt dưới có 3 gân hình cung.

Hoa thường mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn dài 7 - 15cm, màu trắng, mặt ngoài có lông nhỏ. Vỏ cây nhẵn, thường được phơi khô để dùng làm thuốc.

2. Đặc điểm dược liệu

Dược liệu quế có dạng cuộn tròn, hình ống, dài 25 - 40cm, đường kính 1,5 - 5cm hoặc dạng mảnh uốn cong rộng 3 - 5cm.

Mặt ngoài dược liệu màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, dễ gãy, có ít sợi. Mùi dược liệu thơm nồng, vị cay ngọt. Sau khi ngâm với nước thì lộ rõ phần mặt cắt vòng mô cứng màu trắng ngà.

3. Các loài quế

Quế gồm các loài chủ yếu như sau:

  • Cinnamomum verum (quế hồi, quế Sri Lanka).
  • Cinnamomum burmannii (quế Indonesia).
  • Cinnamomum loureiroi (quế Thanh, quế Việt Nam).
  • Cinnamomum cassia (quế đơn, quế Trung Quốc).
  • Cinnamomum citriodorum.

4. Nơi phân bố

Quế thường được phân bố tại các vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An,... Hiện nay, nó còn được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi cao.

5. Bộ phận được dùng làm dược liệu

Bộ phận sử dụng chính là vỏ thân, vỏ cành. Đây được gọi là nhục quế.

6. Thu hoạch và sơ chế

Quế thường được thu hoạch vào mùa hạ hoặc mùa thu rồi đem ủ hoặc để nguyên vỏ ở nơi có bóng râm, thoáng gió cho đến khi khô dần.

7. Dạng dùng

Bột quế: Chứa nhiều thành phần tốt như vitamin A, B1, C… và mùi vị thơm nên thường được dùng như một gia vị trong nấu ăn và cả trong điều trị bệnh.

Quế chi: Đây là những cành quế nhỏ được thu hái từ cây trưởng thành.

Thuốc cinnamon: Chiết xuất quế và các thảo dược khác, thường sử dụng cho trẻ nhỏ.

Nhục quế: Nhục quế là phần vỏ thân của cây quế.

Tinh dầu quế: 

  • Tinh dầu quế được chiết xuất từ thân, vỏ, lá hoặc rễ. Đây cũng là dạng dùng phổ biến thứ hai sau dạng bột. 
  • Tinh dầu quế được sử dụng nhiều với mục đích khử mùi, chống nhiễm trùng nấm móng, giảm đau họng, chăm sóc da, môi và tóc,...

8. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt.

9. Thành phần hóa học


Các nghiên cứu đã cho thấy thành phần hóa học của vỏ quế gồm những chất sau:

  • Tanin: 5%.
  • Tinh dầu: 1,2 - 1,5% với khoảng 85% aldehyd cinnamic.
  • Acid cinnamic.
  • Acetat cinnamyl.
  • Cinnzeylanol.
  • Cinnzeylanin.
  • o-methoxycinnamaldehyde.

II. Vị thuốc của quế

Để biết rõ các tác dụng của quế, cùng tìm hiểu vị thuốc của nó nhé.

1. Tính vị

Quế có vị cay, ngọt, mùi thơm nồng.

2. Quy kinh

Vị thuốc quế quy vào kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.

3. Tác dụng dược lý

Thảo dược có dược tính mạnh: 

  • Quế được sử dụng từ thời xưa như một loại gia vị và thảo dược chữa bệnh.
  • Chính hợp chất cinnamaldehyde tạo nên mùi vị đặc trưng của nó và có vai trò cho hầu hết dược tính mạnh

Có tác dụng chống oxy hóa: 

  • Quế chứa polyphenol - một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự oxy hóa của các gốc tự do. 
  • Trong nghiên cứu so sánh khả năng chống oxy hóa của 26 loại gia vị thì quế cho kết quả cao hơn cả tỏi và kinh giới dại.

Đặc tính chống viêm: Các chất chống oxy hóa trong vị thuốc này còn có tác dụng chống viêm, do đó nó  giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm, nhiễm trùng.

Ôn thận tráng dương: Quan quế trong bài thuốc Ấm thận bổ hỏa tác dụng tốt với người thận dương hư nhược, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi tả lâu ngày.

4. Cách dùng và liều lượng

  • Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của mỗi người mà liều dùng sẽ khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành có thể dùng 1 - 1,5 gam bột quế/ngày.
  • Quế có thể dùng kết hợp với mật ong để tận dụng tối đa các dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Độc tính

Do có tính ngọt vị cay do đó nhiều người thường thắc mắc uống bột quế có nóng không? Tác dụng phụ của bột quế là gì?

Nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra một số độc tính sau:

  • Gây tổn thương gan
  • Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư
  • Hạ đường huyết
  • Các vấn đề về hô hấp: ho, nôn mửa, khó thở

III. Bài thuốc sử dụng quế

Quế được sử dụng rộng rãi trong đông y với nhiều bài thuốc trị bệnh.

1. Giúp giảm lượng đường trong máu – chữa tiểu đường

Quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường bằng cách bắt chước tác động của insulin và tăng vận chuyển glucose vào tế bào.

Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, giúp insulin di chuyển glucose vào tế bào hiệu quả hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc đái tháo đường type 2 dùng 0,5 - 2 gam bột quế mỗi ngày còn giúp giảm đường huyết rất hiệu quả.

2. Bài thuốc chữa đau bụng, kích thích hệ tiêu hóa

Rượu quế làm ấm bụng và kích thích hệ tiêu hóa.

Cách làm: Lấy 4 gam vỏ quế đem tán mịn và ngâm với rượu và sử dụng khi ăn uống không tiêu, đau bụng

3. Chữa tiêu chảy

Nguyên liệu: 6 gam vỏ quế, 4 gam hạt cau già, 2 lát gừng, 19 gam gạo nếp rang vàng.

Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc với nước. Dùng nước đều đặn 2 lần mỗi ngày cho đến khi hết tiêu chảy.

4. Giảm đau do viêm khớp

Nguyên liệu: Bột quế, mật ong, nước nóng.

Tiến hành: Hòa tan bột quế và mật ong với nước nóng. Sử dụng ngày một lần vào buổi sáng.

5. Trị âm thư và chứng hạc tất phong

Nguyên liệu: 40 gam thục địa, 4 gam nhục quế, 2 gam ma hoàng, 8 gam bạch giới tử, 12 gam lộc giác giao, 4 gam sinh cam thảo, 2 gam gừng nướng đen.

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc lấy nước uống.

6. Trị chứng bầm tím, tụ máu bầm do bị thương

Nguyên liệu: 80 gam nhục quế, 80 gam đương quy, 100 gam bồ hoàng.

Cách làm: Tán nhỏ các nguyên liệu trên rồi bảo quản trong hũ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi lần dùng khoảng 1 thìa nhỏ hỗn hợp hòa với rượu uống.

7. Trị chứng viêm họng


Nguyên liệu: 2 gam nhục quế, 2 gam cam thảo, 2 gam gừng khô.

Tiến hành: Tán nhỏ các nguyên liệu rồi hòa với nước để ngậm. Ngậm khoảng 15 phút thì nuốt từ từ. Thực hiện ngày 2 - 3 lần để ngăn ngừa đau họng tái phát và có hơi thở thơm tho.

8. Cải thiện triệu chứng ngứa da

Nguyên liệu: 2 gam nhục quế, 2 gam riềng, 2 gam tế tân, 10 con ban miêu (sâu đậu), 150mL rượu trắng.

Tiến hành

  • Nghiền nát các nguyên liệu rồi ngâm với rượu trắng trong 7 ngày. Mỗi ngày khuấy đều 1 lần và lọc lấy nước.
  • Rửa sạch vùng da bị nổi mẩn ngứa rồi dùng hỗn hợp rượu để thoa lên da, mỗi ngày 1 lần.
  • Kiêng uống rượu và dùng chất kích thích trong thời gian điều trị.

9. Chữa chứng chân tay lạnh, viêm thận, phù thũng

Nguyên liệu: 15 gam can địa hoàng, 12 gam sơn dược, 6 gam sơn thù, 12 gam phục linh, 12 gam đơn bì, 12 gam trạch tả, 4 gam nhục quế, 10 gam phụ tử, 12 gam xuyên ngưu tất, 15 gam xa tiền tử.

Tiến hành: Đem các nguyên liệu trên đi luyện mật làm hoàn. Mỗi lần dùng 15 gam, ngày 2 - 3 lần.

10. Trị chứng đau bụng kinh, đau bụng do hư hàn

Cách 1: Tán mịn nhục quế, mỗi lần dùng 3 - 4 gam bột hòa với nước ấm hoặc rượu rồi uống.

Cách 2:

Nguyên liệu: 12 gam đương quy, 16 gam thục địa, 5 gam can khương, 4 gam cam thảo, 5 gam nhục quế.

Tiến hành: Đem các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống mỗi ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt và trị chứng đau bụng kinh.

11. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra quế có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính và giữ mức cholesterol tốt ở mức ổn định.

Do vậy, quế giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Mỗi ngày chỉ cần dùng 120mg có thể đem lại tác dụng tuyệt vời này.

12. Có thể cải thiện độ nhạy của nội tiết tố insulin

Kháng insulin là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Thật may, quế làm giảm đáng kể sự kháng insulin của cơ thể, giúp insulin thực hiện chức năng vận chuyển glucose đến các tế bào và điều hòa trao đổi chất trong cơ thể.

13. Bệnh thoái hóa thần kinh

Alzheimer và Parkinson là hai loại bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất. 

Có hai hợp chất được tìm thấy trong quế có tác dụng ức chế một loại protein trong não gọi là “tau”.

Các hợp chất này, cinnamaldehyde và epicatechin, có thể ngăn chặn sự kết hợp của protein tau, một dấu hiệu của bệnh Alzheimer. 

Ngoài ra, trong nghiên cứu ở chuột mắc Parkinson, quế giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, mức độ truyền dẫn thần kinh bình thường và chức năng vận động được cải thiện.

14. Chống ung thư

Như đã nói ở trên, quế giàu chất chống oxy hóa polyphenol do đó có tác dụng tốt trong việc phòng và điều trị các bệnh ung thư.

15. Chống nhiễm khuẩn và nấm

Dầu quế được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như Listeria và Salmonella. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm tình trạng hôi miệng.

16. Có thể hỗ trợ chống lại virus HIV

HIV là một loại vi rút từ từ phá vỡ hệ thống miễn dịch và nếu không được điều trị có thể dẫn đến AIDS. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, quế chiết xuất từ giống Cassia được cho là giúp chống lại HIV - 1, chủng vi rút HIV phổ biến nhất ở người

17. Trị cảm sốt, ra nhiều mồ hôi

Lấy 8 gam quế chi, 6 gam cam thảo, 6 gam sinh khương, 6g thược dược, 4 quả táo tàu đem sắc lấy nước và chia uống 3 lần trong ngày.

18. Chống nôn khi mang thai

Lấy 8 gam quế chi, 12 gam vạch thược, 8 gam đại táo, 6 gam sinh khương, 6 gam cam thảo sắc lấy nước uống trong ngày.

19. Trị mụn nhọt có mủ

Lấy 10 gam quế và 2 củ hành giã nhỏ rồi đắp lên nốt mụn, băng gạc cố định trong một vài giờ. Làm 1 lần mỗi ngày.

20. Tăng cường chức năng miễn dịch

Một cốc nước mật ong quế sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hóa.

21. Chữa đau đầu, đau nửa đầu

Tán mịn bột quế rồi trộn với nước thành hỗn hợp sệt. Đắp một lớp mỏng lên hai bên thái dương và vùng trán để giảm đau.

22. Ngừa sâu răng và sạch miệng

Nhai một mẩu quế nhỏ hoặc dùng nước quế súc miệng hàng ngày sẽ giúp trị sâu răng và đem lại hơi thở thơm mát.

23. Chữa trúng gió, bại liệt 1 bên

Nguyên liệu: 20 gam quế chi, 12 gam đinh hương, 12 gam hồi hương, 12 gam rau sam, 12 gam nghệ, 12 gam dây bìm bìm, 12 gam xương bồ, huyết giác và lá đậu gió.

Tiến hành: Tán nhỏ các nguyên liệu trên rồi trộn cùng với rượu để xoa bóp.

24. Giúp cai thuốc lá

Nhai một mảnh quế hoặc uống trà quế sẽ giúp bạn giảm cơn thèm thuốc lá.

25. Giảm mệt mỏi, ngủ ngon

Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn nước rồi ngâm mình 15 - 20 phút sẽ giúp bạn thư giãn và giảm mệt mỏi. Hoặc dùng đèn xông tinh dầu trong phòng giúp ngủ ngon hơn.

IV. Một số bài thuốc từ quế nổi tiếng

Quế được biết đến trong một số bài thuốc gia truyền nổi tiếng như sau:

Sâm nhung quế phụ

Bài thuốc này gồm 4 vị Sâm, Nhung hươu, Quế chi, Phụ tử.

Bát vị quế phụ

Thục địa 32 gam, Sơn thù 16 gam, Bạch linh 12 gam, Sơn dược 16 gam, Trạch tả 12 gam, Đơn bì 12 gam, Phụ tử chế 4 gam, Quế nhục 4 gam.

Hoàn bát vị bổ thận dương

Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu Đơn bì, Thục địa, Phụ tử, Trạch tả, Phục linh, Quế.

Quế ngâm rượu

500 gam vỏ quế khô (đã cạo sạch), rượu trắng 40 độ ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Để càng lâu càng tốt.

Mật ong và bột quế chữa vô sinh

Nam giới dùng 2 thìa mật ong đều đặn trước khi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh dịch. Nữ giới dùng bột quế giúp buồng trứng và tử cung cải thiện, dễ thụ tinh hơn.

Bát vị thang

80 gam can khương, 40 gam đinh hương, 40 gam đương quy, 40 gam mộc hương, 80 gam ngô thù du, 40 gam nhân sâm, 40 gam nhục quế (bỏ vỏ), 40 gam quất hồng.

V. Cách dùng

Quế được dùng dưới nhiều dạng như nấu nước, làm trà, làm bột quế.

1. Cách nấu nước quế

Bước 1: Chuẩn bị 1 thanh quế dài 5cm hoặc 1 muỗng cà phê bột quế, 1 củ gừng nhỏ, 1 lít nước.

Bước 2: Rửa sạch quế, cạo vỏ. Gừng rửa sạch và cắt lát.

Bước 3: Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun sôi lửa nhỏ trong 15 phút rồi tắt bếp.

Bước 4: Rót ra ly và thưởng thức. Có thể thêm mật ong hoặc mía lau cho dễ uống.

2. Cách làm bột quế

Bước 1: Chuẩn bị 1kg vỏ quế (đã được phơi hay sấy khô và làm sạch), hũ thủy tinh, máy xay bột.

Bước 2: Bẻ nhỏ quế rồi cho vào máy xay, dùng thêm rây lọc để đảm bảo chất lượng bột thành phẩm.

Bước 3: Cho vào hũ, bảo quản ở nơi khô ráo.

3. Cách làm trà quế

Cách làm trà quế từ vỏ quế: Quế chi hay quế nhục mua về đem đun sôi nhỏ lửa với nước trong 15 - 20 phút rồi thưởng thức. Có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.

Cách làm trà quế từ bột quế: Bột quế sau khi mua về lấy 1 - 2 thìa cho vào cốc. Thêm nước nóng và khuấy đều cho tan hết. Đợi nguội và thưởng thức. Có thể thêm vài lát chanh mỏng tạo vị thanh.

4. Bột quế dùng nấu món gì

Bột quế được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn. Một số món thường nấu cùng bột quế:

  • Tôm sú nướng bột quế
  • Sườn nướng quế
  • Bánh mì cuộn quế
  • Thịt thăn kho quế
  • Làm bánh quy hương quế

VI. Quế bán ở đâu, giá bao nhiêu?

Quế được bày bán rộng rãi ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nên tìm địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.

Giá vỏ quế khô dao động khoảng 100.000 - 150.000/1kg và giá quế khô khoảng 100.000/1kg.

Hoa quế khô mua ở đâu? Bạn có thể dễ dàng mua hoa quế khô tại các cửa hàng và siêu thị với giá từ 140.000 - 200.000/kg

Bột quế giá bao nhiêu? Bột quế có giá dao động từ 200.000 - 300.000/kg tùy vào mục đích sử dụng.

VII. Tác dụng phụ của quế

Quế đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ nếu bạn lạm dụng:

  • Tim đập nhanh
  • Đỏ mặt
  • Viêm da dị ứng
  • Khó thở
  • Mẫn cảm
  • Viêm nướu, lưỡi hoặc miệng
  • Chán ăn, kích thích tăng động

VIII. Thận trọng

Quế có vô vàn tác dụng tốt, tuy nhiên người dùng cần phải lưu ý như sau:

1. Đối tượng không nên sử dụng quế?

Mặc dù quế rất tốt nhưng những đối tượng sau không nên dùng quế:

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Trẻ em

2. Tương tác thuốc

Quế có thể gây ra tương tác với một số thuốc sau:

  • Thuốc điều trị tiểu đường
  • Thuốc làm loãng máu
  • Thuốc chữa bệnh tim
  • Thuốc kháng sinh

3. Một vài lưu ý khi sử dụng quế

Để sử dụng quế an toàn và hiệu quả, cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng đúng liều quy định, không sử dụng bột quế quá liều vì có thể gây loét miệng, ngộ độc gan.
  • Không dùng bột quế để hít vì có thể gây viêm, bỏng hệ hô hấp hoặc ngạt thở.
  • Không dùng quế khi đang sử dụng statin, paracetamol.
  • Không tự ý kết hợp quế với các thảo dược khác khi không có chỉ định.
  • Kiêng thực phẩm cay, nóng khi dùng quế trị bệnh.

Đăng bình luận

Mới hơn Cũ hơn