Rễ rau đắng tên dược liệu là bản lam căn. Nên chọn rễ phần nằm dưới đất, khi phơi khô cứng có màu trắng.
Bản lam căn vị đắng, vào can, phế có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi yết hầu. Chủ trị sốt cao như cảm cúm, viêm não đơn độc, sởi, viêm họng, sưng tuyến mang tai, các loại lở loét trong xoang miệng. Một số bài thuốc công hiệu đối với sức khỏe:
Trị chứng nhiệt hỏa bốc, cấp cứu nóng sốt như lửa, viêm họng, giải các loại thứ thuốc độc. Bản lam căn giã lấy nước uống.
Trị viêm gan (siêu vi B): Hoàng kỳ 20g; diệp hạ châu, bản lam căn, bạch hoa xà thiệt thảo, đan sâm đều 15g; xích thược, bạch thược đều 12g; đảng sâm, bạch truật (sao), hậu phác, tiêu tan tiên đều 10g; sài hồ, cam thảo đều 6g sắc uống. Tác dụng ích khí, kiện tỳ, hoạt huyết, giải độc.
Trị phụ nữ rong huyết: Ngẫu tiết 1 khúc giã nát trộn với bản lam căn, uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh.
Chữa bệnh sùi mào gà: Bản lam căn 30g, mã xỉ hiện 30g, bại tương thảo, mang tiêu, thổ phục linh, biển súc đều 20g. Thuốc trên sắc lấy nước 500ml, đổ vào trong chậu sạch, rửa ngâm chỗ bệnh 10 phút. Ngày 2 lần sáng và tối, 1 tuần là 1 liệu trình. Tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu ứ tán kết.
Hoặc dùng bài đài thanh diệp 20g, bản lam căn 20g, thương truật 10g, hồng hoa 10g, xà xàng tử 15g. Sắc nước 2.000ml, ngâm rửa chỗ bệnh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút. Vị thuốc có tính đại lạnh không có thực nhiệt kiêng dùng.
💞 Thức tỉnh tâm - Để bình an
Đăng nhận xét