“Chế độ ăn uống của bệnh nhân gout có ý nghĩa rất quan trọng, có thể làm hạ acid uric huyết bằng cách hạn chế đưa nhân purine vào cơ thể” - Trích trong “Bác sĩ tốt nhất là chính mình - Về bệnh gout - Quyển 6” (NXB Trẻ).
Cụ thể, người bệnh nên ăn:
● Trái anh đào: Giúp giảm lượng axit uric trong máu, đồng thời chống oxy hóa, kháng viêm, giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra.
● Dưa leo: Thúc đẩy bài tiết axit uric qua đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị gout.
● Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, hạt kê, vừng đen,... làm giảm cholesterol và acid uric trong máu, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
● Thực phẩm chứa ít nhân purin:
Súp lơ: Thanh nhiệt, có tính mát.
Bí đỏ: Tính ấm, vị ngọt, ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,...
Bí xanh: Cấp nước, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau gout.
Cải xanh: Có tính kiềm, nhuận tràng.
Cà tím: Giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết, giảm tích tụ axit uric.
Nho: Nhiều vitamin, cấp thêm nước, bổ khí huyết, cường gân cốt.
● Thực phẩm giàu vitamin C: Lựu, cam, bưởi,... Nghiên cứu cho thấy, nếu cung cấp cho cơ thể trên 500mg vitamin C mỗi ngày sẽ giảm bớt được 15% nguy cơ mắc gout.
● Các thực phẩm chứa ít acid uric: Ngũ cốc, các loại hạt, bơ, trứng, pho mát,...
● Bổ sung thêm nước có tính kiềm: Nước rau, nước khoáng,...
Bệnh gout không nên ăn gì ?
Nguyên nhân chính hình thành nên bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa nhân purine và dư thừa acid uric. Do đó, nếu không muốn bệnh tiến triển ngày một nặng hơn, bạn cần tránh xa những thực phẩm chứa nhân purin cao và làm tăng acid uric trong máu. Cụ thể:
● Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, não, lòng lợn, tiết canh,.... Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhân purine cao nhất (trên 150mg). Chúng thậm chí có thể khiến bệnh nhân gout đau nhức dữ dội đến ức không đi lại được sau khi ăn.
● Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết,... Trong các loại cá này có chứa khoảng 50-150 nhân purine nên người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý.
●Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ,... Chúng sẽ làm tăng mỡ máu, đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric.
● Bia, rượu: Bia rượu sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến người bệnh gout cảm thấy đau nhức, khó chịu hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ acid uric ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống rượu mạnh.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Với người bệnh gút, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần tuân theo quy tắc sau:
● Để cân đối chất dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh gout nên cung cấp các thành phần sinh năng lượng trong mỗi bữa ăn theo tỉ lệ: Đạm <10%; chất béo có lợi 15-20%; Tinh bột 70%.
● Rau củ quả (trừ những loại trong danh sách cần kiêng) có thể ăn thoải mái.
● Có thể nạp vào cơ thể một lượng đường, bột trong khẩu phần ăn (gạo, bột mì, đường, bánh kẹo,...) với tỉ lệ cao hơn người bình thường một chút.
Đồng thời, ngoài việc cân bằng chế độ ăn uống, để điều trị gout hiệu quả cần phối hợp sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đăng nhận xét