Trước đây, bệnh sởi thường chỉ hay bùng phát vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí hậu đã khiến bệnh sởi xuất hiện quanh năm. Tính đến ngày 25/03/2018, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 44 ca mắc sởi và đã có bệnh nhân tử vong. Vậy các ông bố, bà mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả nhất bên cạnh việc tiêm vắc - xin sởi. Câu trả lời chính là phòng bệnh hơn chữa bệnh nhờ các bài thuốc dân gian.
Những bài thuốc dân gian phòng bệnh sởi
Sởi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp và rất dễ lây nhiễm, thời gian ủ bệnh kéo dài nên việc nhận biết việc cơ thể nhiễm sởi nhất là ở trẻ em vô cùng khó khăn. Rất nhiều những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể mắc bệnh sởi như: Trẻ ho nhiều, ho kéo dài, chảy nước mũi, khàn tiếng... lại bị các bậc cha mẹ nhầm tưởng sang những triệu chứng bệnh khác. Điều này vô cùng nguy hiểm. Để hạn chế điều đó, trong thời điểm dịch sởi bùng phát hay mùa dịch, mỗi gia đình nên tự trang bị những bài thuốc dân gian tại gia khá đơn giản nhưng đã được kiểm chứng là đem lại hiệu hiệu quả rất tốt:
Trộn hỗn hợp đậu đen 50g, đậu đỏ 50g, đậu tím 50g, cam thảo dây 20g với nước đem ninh nhừ. Mỗi thành viên trong gia đình nên ăn khoảng 2 lần/ tuần trong thời điểm dịch sởi lưu hành.
Trộn hỗn hợp đậu đen 50g, đậu đỏ 50g, đậu xanh 30g, xem rang chín rồi ninh nhừ với nước, có thể uống nhiều lần trong ngày tùy khẩu vị.
Trộn hỗn hợp đậu đỏ 50g , đậu xanh 50g, đậu vàng 50g, đậu trắng 50g, đậu đen 50g đem sao vàng, sắc kỹ làm nước uống hàng ngày.
Cho quán chúng 20g, cam thảo 9g, đậu xanh 60g vào 1 tấm vải sạch, ngâm vào nước nấu ăn hàng ngày của gia đình. Định kỳ 3 ngày thay một lần.
Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, sử dụng rễ rau mùi (7 - 10 cây) hoặc hạ khô thảo 30g sắc lấy nước cho trẻ uống có thể phòng bệnh sởi cùng rất nhiều loại bệnh theo mùa khác.
Có thể nhận ra rằng những thực phẩm họ đậu có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh sởi.
Những bài thuốc dân gian hiệu quả khi sởi chưa mọc
Chu kỳ ủ bệnh của sởi khá dài trong đó thời kỳ đầu ( trước ngày sởi mọc từ 3 - 5 ngày), trẻ trẻ ho sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, mỏi mệt, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, thân nhiệt tăng dần, đồng thời ăn kém, tiêu chảy phân loãng. Giai đoạn khởi phát này, các bậc cha mẹ bắt buộc phải nhận biết được bệnh của trẻ đồng thời có thể cho trẻ sử dụng một số bài thuốc dân gian làm từ lá tre, mùi tàu, kinh giới….khá quen thuộc như:
Lá diếp cá 16g, rau rệu 16g, cam thảo đất 12g, đậu cọc rào 12g + 300 ml nước, sắc hỗn hợp để lại khoảng 150 ml chia thành 2 lần uống. căn cứ vào độ tuổi cùng thể trạng của trẻ mà ta có thể thêm bớt liều lượng sao cho phù hợp. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 3 tiếng. Nên sử dụng các nguyên liệu tươi để tăng cao hiệu quả của thuốc.
Lá diếp cá 16g, cam thảo đất 12g, rau rệu 16g, rau má 20g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.
Bèo cái 12g, ngưu bàng tử 8g, liên kiều 8g, sắn dây 12g, thăng ma 8g, xác ve sầu 4g, đậu xị 12g, sắc thành thuốc và cho trẻ uống. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao có thể cho thêm kim ngân hoa 12g, hoàng cầm 12g.
Kinh giới 12g, rau má 12g, sắn dây 12g + 1 bát nước, sắc lấy nửa bát, hoà với đường uống dần trong ngày.
Lá mùi tàu 20g, húng chanh 20g, diếp cá 20g. Tất cả rửa sạch, giã lấy nước cốt, để lạnh và dùng dần trong ngày.
Lá mùi tàu 20g, cây nọc sởi 40g, sắc đặc chia uống 2 lần trong ngày.
Sao nóng 10 - 15 hạt mùi giã nát với rượu, bọc vào một miếng vải sạch, để nguôi đến nhiệt độ vừa phải xoa đều lên những vị trí trọng yếu của cơ thể như: trán, hai má, sau tai và gáy, đánh dọc hai bên cột sống. Phương pháp này có thể kết hợp với những bài thuốc kể trên để tăng thêm hiệu quả trị sởi.
Trường hợp trẻ bị sởi nhưng không có dấu hiệu phát ban, cha mẹ có thể lấy lá tía tô rửa sạch, sắc lấy nước và cho trẻ xông ( lưu ý không nên dùng để tắm) hay dùng nước sắc từ Tây hà liễu (liễu Quan âm) và bèo tía cái với số lượng bằng nhau để lau qua cơ thể hoặc sắc xác ve sầu 3g, rễ rau mùi 9g, bèo cái 9g, kinh giới 6g lấy nước uống. Một cách khác giúp thúc đẩy sởi mọc nhanh hơn đó là dùng uống nước sắc từ rễ lau tươi.
Những bài thuốc dân gian hiệu quả khi sởi mọc
Thông thường quá trình mọc sởi diễn ra trong khoảng 3 ngày ( Từ khi sởi mọc đến khi lan rộng ra). Thời gian này, trẻ ho có đờm, buồn nôn, khát nước, màu sởi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, nặng hơn nữa thì lưỡi khô, tiêu chảy kéo dài. Khi đó, cha mẹ có thể dùng lá diếp cá kết hợp với một vài nguyên liệu khác cực kỳ hiệu quả. Những bài thuốc dân gian thích hợp ở giai đoạn này có thể kể đến như:
Lá tre 20g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cam thảo đất 12g, sài đất 16g, ngân hoa 16g, củ sắn dây 12g. Sắc 600ml nước lấy 300ml chia uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng
Lá tre 20g, sài đất 20g, củ sắn dây 12g, mạch môn 12g, cam thảo đất 20g, kim ngân hoa 20g, sắc uống.
Củ sắn dây 20g, kinh giới 12g, lá từ bi 12g, đậu đen 12g, gừng tươi 3 lát, nước 3 bát, sắc còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày.
Củ sắn dây 20g, kinh giới 12g, lá từ bi 12g, đậu đen 12g, gừng tươi 3 lát, nước 3 bát, sắc còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày.
Lá diếp cá 200g, rửa sạch, vò với nước đun sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.
Đại thanh diệp, huyền sâm, sinh địa, tri mẫu, mộc thông, địa cốt bì, kinh giới, cam thảo, đạm trúc diệp mỗi thứ 2g, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Sau khi mọc khoảng 3 ngày, sởi sẽ bắt đầu có dấu hiệu lặn, các cơn sốt, ho kéo dài cùng những triệu chứng bệnh khác cũng theo đó giảm dần và biến mất. Ngoài ra, trong một vài trường hợp đặc biệt, trẻ có thể xuất hiện những dấu hiệu sau khi bị sởi do nhiệt độc còn sót lại và tác động lên phổi, dạ dày như: gò má đỏ , vẫn ho và nóng cơn đi kèm với ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi vẫn còn nhưng nhuận, sáng hơn so với khi bị bệnh, chất lưỡi đỏ mà khô, mạch tế sác.
Những bài thuốc dân gian khi sởi đã bay
Sau khi sởi đã bay, cha mẹ của trẻ cũng không được chủ quan mà nên tiếp tục áp dụng những bài thuốc dưới đây để trị tận gốc một số triệu chứng, biến chứng sau bệnh.
Sa sâm 120g, hoài sơn 60g, cam thảo 80g, đậu đỏ 120g, mạch môn 80g, hoàng tinh 80g, lá dâu non 120g, hạt sen 120. Tất cả sao thơm, tán thành bột, mỗi ngày uống 30g, chia làm 3 lần.
Rễ cây chân trâu 30g, kim ngân hoa 15g, lá diếp cá 15g, vỏ quýt 12, nước 2 bát, sắc còn nửa bát, chia uống 2 lần trong ngày.
Củ sả 20g, củ đinh lăng 20g, cam thảo đất 12g, mạch môn 12g, lá dâu non 12g, hạt sen sao vàng, sắc đặc chia uống 2 lần trong ngày.
Nếu sau khi sởi bay có biến chứng lỵ, cho uống: rau má 20g, rau sam 16g, lá mơ 16g, củ phượng vĩ 12g, cam thảo dây 8g, cỏ nhọ nồi 12g, vỏ núc nác 12g sắc với 400ml nước lấy 150ml chia 2 - 3 lần uống.
Nếu sởi đã bay hết nhưng trẻ ho nhiều, kéo dài: vỏ rễ dâu 20g (tẩm mật sao vàng), mạch môn 12g, cam thảo dây 8g, bách hộ 12g, lá táo 8g, lá chanh 6g sắc với 400ml lấy 150ml chia 2 - 3 lần uống.
Trên đây là những bài thuốc dân gian cực hiệu quả trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh sởi ở trẻ mà các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Đối với các trường hợp trẻ bị sởi đi kèm với những triệu chứng khác biệt, sởi không mọc...
Đăng nhận xét